5 THÁCH THỨC KHI XÂY DỰNG MICROLEARNING

5 thách thức khi tạo dựng microlearning
5 thách thức khi tạo dựng microlearning
5 thách thức khi tạo dựng microlearning

Trong lịch trình bận rộn của mọi người hiện nay, việc học tập với khoảng thời gian dài hạn thường trở thành một mục tiêu khó theo đuổi. Thế nhưng, những cá nhân không ngừng học hỏi lại có đời sống tinh thần tốt hơn, thể trạng khỏe mạnh hơn và năng suất hơn trong cuộc sống cá nhân cũng như nghề nghiệp. Với cách cung cấp kiến thức khối lượng vừa phải, dễ dàng tiếp thu, Microlearning hoàn toàn phù hợp với nhu cầu và thói quen tham gia các khóa đào tạo của người học. Xây dựng một mô-đun microlearning mang lại hiểu quả tối đa trong một thời gian ngắn, điều đó không hề dễ dàng. Sau đây là 5 thách thức khi xây dựng Microlearning chúng ta chắc chắn gặp phải .

5-thách-thức-khi-tạo-dựng-microlearning-1
5-thách-thức-khi-tạo-dựng-microlearning

Những thách thức tạo xây dựng Microlearning xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng về nội dung chất lượng và được cá nhân hóa từ đó thiếu thời gian để sản xuất, tiêu thụ kiến thức.

Xem thêm: 5 LƯU Ý GIÚP BẠN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MICROLEARNING HIỆU QUẢ

#1 Cập nhật nội dung liên tục

Nội dung trở nên cũ kỹ và bị nhàm chán rất nhanh nếu như chúng ta không kịp cập nhật xu hướng cũng như nhu cầu của người học. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên có nhiều hơn một nội dung trong mô – đun, vì điều đó không thích hợp với Microlearning.

#2 Thu gọn nội dung được cá nhân hóa

Như đã nói, Microlearning không phù hợp cho việc đem nhiều nội dung hoặc đề ra các mục tiêu vào một mô – đun. Thu gọn ở đây là tối giản mô – đun chỉ có một nội dung, một mục tiêu cho đối tượng cụ thể. Không nên cá nhân hóa hàng triệu nội dung vào một mô – đun cho học viên, điều này có thể khiến chương trình diễn ra không đúng mục tiêu và nội dung thiếu chuyên sâu. Khi áp dụng hình thức Microlearning vào chương trình đào tạo của mình, chúng ta phải bỏ đi cách học truyền thống. Áp dụng Microlearning sẽ cho phép người học đi theo hướng đi, tốc độ và thời gian của riêng họ.

#3 Thời gian của người học

thời-gian-của-người-học
Thời gian của người học

Đa số người học đều có kế hoạch công tác bận rộn tại nơi làm việc. Hầu hết họ không có thời gian tham gia các khóa đào tạo tập trung, đặc biệt là các khóa dài ngày. Đây chính là một trong những lý do khiến người học không thể tiếp tục với khóa học và chương trình cũng không mang lại sự hiệu quả.

Để giải quyết bài toán này, chúng ta cần lên kế hoạch kỹ càng về mặt phân bổ thời gian hợp lý và Micorlearning là một hình thức học đáp ứng tốt được vấn đề. Microlearning sẽ chia nhỏ ra từng mô – đun với những khoảng thời hợp lý, giúp người học vận dụng kiến thức. Việc này giúp cho người học vừa đạt được mục tiêu vừa không chiếm quá nhiều quỹ thời gian của họ.

Xem thêm: 3 giải pháp đào tạo hiệu quả trong mua Covid 19

#4 Tạo nên mội trường văn hóa học tập

Văn hóa học tập

Thúc đẩy việc học từng cá nhân với những khát vọng khác nhau là điều không dễ dàng. Làm thế nào để chúng ta tạo ra một văn hóa học tập, khi chương trình bao gồm nhiều người khác nhau? Làm thế nào để cá nhân hóa động lực của người học?

Để có thể thúc đẩy động lực người học một cách chính xác, chúng ta phải tìm ra được cái cốt lỗi trong vấn đề họ đang mắc phải. Để thực hiện tốt điều này, chúng ta cần kết nối với doanh nghiệp, cụ thể là phòng nhân sự. Hai bên cùng nhau thảo luận và tìm ra những vấn đề đang tồn tại trong bộ máy doanh nghiệp.

Đồng thời trong quá trình đào tạo với hình thức Microlearning, chúng ta sẽ có khoảng thời gian để đối thoại và phản hồi với học viên. Những cuộc trao đổi sẽ là cơ hội để chúng ta biết được mức độ tiếp thu, khả năng vận dụng của người học. Người học cảm nhận được sự quan tâm, tự bản thân họ sẽ thúc đẩy mình để tiếp tục chương trình.

#5 Tiếp cận đến tất cả các đối tượng

Đổi mới hình thức học cũng tạo ra những dự đoán mới về cơ hội học tập và phát triển. Với thời kỳ hội nhập hiện nay của đất nước, các doanh nghiệp đang có sự cộng tác từ nguồn nhân lực từ nước ngoài. Chính vì thế, trong các mô – đun phải có phần dịch thuật (tối thiểu là tiếng anh). Chúng ta không nên sử dụng quá nhiều từ ngữ khô khan hoặc chuyên môn, hãy cá nhân hóa những ngôn từ ấy để mọi người dễ nghe và tiếp thu hiệu quả. Chúng ta nên tích hợp trên chương trình lên các phương tiện điện từ, vì ngày nay đối tượng Gen Y và Z (có thể Gen X) đều sử dụng di động thông minh để tiếp nhận thông tin ngoài kia.

#Kết luận

Hy vọng với những thông tin được cung cấp, các bạn có thể chuẩn bị được trước các thách thức sẽ xảy ra khi “bắt tay” tạo dựng một mô – đun Microlearning. Từ đó hạn chế được 5 thách thức khi xây dựng Microlearning.

(Nguồn valamis.com)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *