SỨC MẠNH THÀNH CÔNG CỦA NGƯỜI HƯỚNG NỘI

Nụ cười-01
Nụ cười-01
Sức mạnh thành công của người hướng nội

Trong suy nghĩ của đa số mọi người, những người hướng ngoại sẽ dễ dàng thành công trong xã hội dường như ưu ái hơn cho tính cách năng động, hoạt ngôn. Tuy nhiên, những thành công trong mọi lĩnh vực, kể cả mức độ toàn cầu, không hề thiếu vắng người có tính cách hướng nội. Cũng chính là sức mạnh thành công của người hướng nội.

Xem thêm: Thành công và hạnh phúc

Những nhận định sai lầm phổ biến về người hướng nội

Người hướng nội thường được cho là thiếu kỹ năng mềm, thiếu khả năng giao tiếp, nhút nhát. Nhưng đơn giản là họ có cách thức tương tác với xã hội hoàn toàn khác. Người hướng nội thích thú với “sự cô đơn”, khác với chán ghét xã hội, không muốn giao tiếp với mọi người. Một lầm tưởng khác thường được gán cho người hướng nội là họ không thể trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc. Lẩn tránh vai trò lãnh đạo, không thích cộng tác sẽ cản trở họ thành công. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo hướng nội thường lắng nghe cẩn thận và làm cho nhân viên nhận thấy được giá trị bản thân và tạo động lực thúc đẩy họ làm việc. Bill Gates, Mark Zuckerberg, Elon Musk,…là những ví dụ điển hình về người hướng nội nhưng rất thành công trên thế giới.

Tính cách nổi trội của người sống nội tâm

Người hướng nội thường không tham gia vào những cuộc trò chuyện vui đùa, nhưng họ biết cách lắng nghe, thấu hiểu. Vì có thể tập trung, suy nghĩ sâu sắc trước mọi việc nên người sống nội tâm rất nhạy bén trong việc quan sát và nhìn thấu người khác. Trong thời đại mọi thứ đều chuyển động nhanh chóng, sự bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc thường bị đánh mất, thì thận trọng, suy nghĩ kĩ càng trước khi nói, có lý lẽ rõ ràng trở thành một phẩm chất cần thiết. Một điểm tích cực ở những người hướng nội đó là họ sẽ không tùy tiện đánh giá, bình luận về một ai hay tiết lộ điều bí mật, mà sẽ tôn trọng nhu cầu của người khác, xứng đáng trở thành người đáng tin cậy nhất.

Có tính cách hướng nội: đón nhận hay che giấu?

Đôi khi, người hướng nội không có lựa chọn nào ngoài giấu đi tính cách của bản thân, giả vờ là người hướng ngoại, năng động. Nhưng nhìn vào khía cạnh khác, đây lại là cơ hội tốt để họ bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân.

Mỗi người đều có những đặc điểm, tính cách hướng nội và cả hướng ngoại, tùy thuộc vào trạng thái nào nổi trội hơn. Cuốn sách “Hướng Nội- Sức mạnh của sự yên lặng trong thế giới nói không ngừng” của tác giả Susan Cain có chia sẻ :“Hãy dùng thời gian rảnh rỗi theo cách bạn thích, không phải theo cách bạn nghĩ.

Ví dụ như ở nhà vào đêm giao thừa nếu điều đó khiến cho bạn hạnh phúc. Tạm quên đi những cuộc họp ở ủy ban. Hãy băng qua đường thật thầm lặng để không nói chuyện với những người quen biết. Đọc sách, nấu ăn, chạy bộ hay đơn giản là bạn tự viết ra cái gì mà bạn muốn.” Xã hội luôn có sự cân bằng về không gian và môi trường cho cả hai tính cách. Vì vậy, hướng nội là điểm mạnh hay điểm yếu, là cơ hội hay cản trở đều tùy thuộc vào nhận định và cách thể hiện bản thân của mỗi người.

Có thể bạn quan tâm: Tư duy tích cực và quản trị cảm xúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *