4 BƯỚC TRIỂN KHAI MICROLEARNING | GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO HIỆU QUẢ TRONG NGẮN HẠN

4 bước triển khai microlearning

Khi quá trình đào tạo trở nên nhàm chán và khó tiếp thu, Microlearning là một giải pháp đào tạo trong ngắn hạn đem lại hiệu quả tuyệt vời cho các doanh nghiệp. Với hình thức học tập này, các học viên có thể tiết kiệm nhiều thời gian trong khi vẫn tiếp thu đầy đủ những kiến thức cần thiết. Dù vậy, quá trình xây dựng cũng như thực hiện Microlearning vẫn vấp phải rất nhiều thách thức và cần có một quy trình triển khai bài bản. 

Xem thêm: Microlearning là gì?

Giá trị của hình thức học tập Microlearning

Microlearning - Giải pháp đào tạo linh hoạt và tiết kiệm
Microlearning – Giải pháp đào tạo linh hoạt và tiết kiệm

Microlearning – Giải pháp đào tạo linh hoạt và tiết kiệm

Mô hình Microlearning giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đào tạo, linh hoạt trong việc tích hợp các nội dung bài học mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Với mô hình này, doanh nghiệp có thể dễ dàng cập nhật những nội dung mới để theo kịp với sự thay đổi của thị trường. 

Giải pháp đào tạo này cũng rất phù hợp với nhu cầu của người học khi mọi người thường vướng phải một lịch trình làm việc bận rộn và gặp phải rất nhiều bất cập khi phải tham gia vào một khóa đào tạo kéo dài hàng tháng. Hình thức đào tạo này đem đến sự thoải mái vui vẻ cho các nhân viên trong quá trình học, từ đó, chương trình đào tạo mang lại hiệu quả cao hơn. 

Thách thức khi xây dựng mô hình Microlearning

Cần lưu ý tối giải Mô-đun khi xây dựng Microlearning
Cần lưu ý tối giải Mô-đun khi xây dựng Microlearning

Cần lưu ý tối giải Mô-đun khi xây dựng Microlearning

Giá trị to lớn mà Microlearning mang lại cho doanh nghiệp là không thể bàn cãi. Dù vậy, khi nhu cầu về chất lượng nội dung cũng như cá nhân hóa đang ngày càng tăng, việc xây dựng một mô-đun Microlearning hiệu quả trong thời gian ngắn là một thử thách rất lớn đối với bộ phận phát triển doanh nghiệp.

Khi áp dụng mô hình Microlearning cho doanh nghiệp, bộ phận L&D cần cập nhật nội dung liên tục nhằm bắt kịp xu hướng cũng như nhu cầu của người học. Tuy nhiên, họ phải đảm bảo tiêu chí quan trọng nhất là tối giản mô-đun khi mỗi chương trình Microlearning chỉ nên tập trung vào một nội dung nhằm giúp nhân viên hoàn đạt được một mục tiêu duy nhất.

Xem thêm: 5 thách thức khi tạo dựng mô hình Microlearning

Quy trình triển khai mô hình Microlearning

Việc xây dựng một mô-đun Microlearning hiệu quả là không hề dễ dàng nhưng tất nhiên không phải là điều bất khả thi. Dưới đây là 4 bước giúp doanh nghiệp triển khai giải pháp đào tạo Microlearning hiệu quả.

Bước 1: Xác định nhu cầu học tập của tổ chức

Microlearning cần phù hợp với nhu cầu của nhân viên
Microlearning cần phù hợp với nhu cầu của nhân viên

Xây dựng một chương trình Microlearning hiệu quả cần bắt đầu bằng việc lập một kế hoạch chỉnh chu và bài bản. Đầu tiên, doanh nghiệp cần khảo sát nhân viên và quản lý của họ để thu thập thông tin về khoảng cách kỹ năng giữa yêu cầu của doanh nghiệp với kỹ năng hiện tại của nhân viên cũng như cách học phù hợp với họ. 

Vì Microlearning sẽ hoạt động như một phần của chương trình đào tạo dài hạn, bộ phận L&D cần quyết định kết hợp các hình thức đào tạo phù hợp. Họ cần xác định bao nhiêu nội dung sẽ được áp dụng Microlearning và bao nhiêu sẽ tích hợp các hình thức khác như eLearning hay đào tạo trực tiếp.

Ở bước chuẩn bị này, doanh nghiệp cũng cần xác định lượng nội dung đào tạo mà họ có thể cung cấp và số lượng họ cần thuê ngoài từ đó chọn được nhà cung cấp phù hợp. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần thông báo cho các nhân viên về việc khóa học mang lại cho họ những gì và cải thiện hiệu suất của họ ra sao.

Bước 2: Xây dựng nội dung khóa học

Yếu tố quan trọng tiên quyết của Microlearning là sự đơn giản. Mỗi bài học chỉ nên tập trung vào một ý tưởng duy nhất và các nội dung cần được tối giản và không phức tạp đối với người học. Bên cạnh đó, hình thức truyền tải nên có sự nhất quán xuyên suốt và sử dụng các hình ảnh, đồ thị hay đồ họa thông tin để giúp người học có thể nắm được các thông tin một cách trực quan. 

Bộ phận L&D có thể bắt đầu công đoạn này với việc chia nhỏ phần mô tả công việc và khung năng lực để xác định yêu cầu về kiến ​​thức, kỹ năng và hành vi cho mỗi vai trò. Sau đó, họ có thể thiết kế nội dung phù hợp nhằm mang lại lợi ích cho những vai trò cần được hỗ trợ nhiều nhất.

Bước 3: Khuyến khích sử dụng liên tục và đều đặn

Giải pháp đào tạo cần dễ dàng truy cập
Giải pháp đào tạo cần dễ dàng truy cập

Microlearning cần được tích hợp trong một chương trình đào tạo và phát triển liên tục nhằm nâng cao khả năng lưu trữ kiến thức, Để khuyến khích nhân viên không ngừng trau dồi và ôn tập kiến thức, doanh nghiệp cần đảo bảo các nhân viên có thể dễ dàng truy cập các khóa học bất cứ lúc nào. Nhờ vậy họ có thể nhớ các bài học lâu hơn cũng như nhanh chóng tìm ra câu trả lời nếu họ không nhớ. Lý tưởng nhất là ghép nối các khóa học microlearning với việc học trên thiết bị di động thông qua một Hệ thống quản lý học tập chung.

Bước 4: Đánh giá kết quả

Qua việc thực hiện giải pháp đào tạo Microlearning trên nền tảng quản lý học tập, doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá mức độ thu hút và tương tác của người dùng cũng như phát hiện những xu hướng hành vi của học viên đối với các nội dung Microlearning. Doanh nghiệp cũng cần có một quy trình quản lý các bài đánh giá để đảm bảo không bỏ qua bất kỳ thông tin nào.

Khi doanh nghiệp phát triển, nhu cầu học tập cũng có thể thay đổi. Bằng cách thường xuyên đánh giá hiệu suất cũng như mức độ tương tác trên hệ thống Microlearning, doanh nghiệp có thể phát hiện thời điểm phù hợp cần nâng cấp các tài nguyên đào tạo của họ.

Lời kết: 

Microlearning không phải là cách tiếp cận hoàn hảo cho tất cả các nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp. Mục đích của giải pháp đào tạo này là nhằm cung cấp thông tin ngắn gọn, có mục tiêu và không phải nội dung đào tạo nào cũng có thể cung cấp theo cách này. Để có một chiến lược đào tạo hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải xem Microlearning như một phần của bộ công cụ tổng thể của chương trình đào tạo.

Xem thêm: Học tập thông qua mạng xã hội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *