5 bước phát triển nhân viên dành cho nhà quản lý

Phát triển nhân viên là một nhiệm vụ quan trọng giúp một tổ chức ngày càng hoàn thiện. Mục đích của việc này là để đảm bảo toàn bộ toàn nhân viên được đào tạo và rèn luyện những kỹ năng, năng lực cần thiết để hoàn thành tốt công việc. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra chỉ cho bạn 5 bước giúp nhân viên phát triển toàn diện.

1. Định hướng và phân tích nhu cầu phát triển

Định hướng và phân tích nhu cầu phát triển, giúp nhà quản lý xác định được mục tiêu và hướng đi cụ thể cho từng nhân viên. Một bản kế hoạch rõ ràng sẽ giúp nhân viên biết được họ đang ở đâu và cần làm gì để đạt được mục tiêu của mình.

Bạn nên nói chuyện trực tiếp với từng nhân viên để hiểu rõ mong muốn và nhu cầu về con đường phát triển của họ. Điều này giúp bạn dễ dàng xác định được mục tiêu của mỗi cá nhân. Hoặc bạn có thể giúp nhân viên tự lập kế hoạch phát triển cụ thể theo SMART với 5 yếu tố : S-Specific: Cụ thể, M-Measurable: Đo lường được, A-Actionable: Tính Khả thi, R-Relevant: Sự Liên quan, T-Timely: Thời gian cụ thể.

Tổ chức các cuộc họp, thảo luận với nhân viên về những gì họ muốn đạt được, kỹ năng, năng lực mà họ muốn phát triển và hỗ trợ họ đạt đến điều đó. Tránh dựa vào nhận định của cá nhân đưa ra các đánh giá sai lệch khi phân tích nhu cầu phát triển, không bỏ qua các ý kiến đóng góp và mong muốn của nhân viên trong quá trình phân tích.

2. Xác định kế hoạch phát triển

Kế hoạch phát triển giúp nhân viên có thêm động lực làm việc giúp tăng hiệu quả làm việc, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc tích cực và khích lệ sự đóng góp, phát triển của nhân viên.

Dựa trên phân tích nhu cầu phát triển sau đó giúp nhân viên xác định những kỹ năng, năng lực cần thiết để đạt được mục tiêu phát triển. Lựa chọn các khóa đào tạo có liên quan đến các kỹ năng cần phát triển. 

Tham khảo ngay cách lập kế hoạch đào tạo cho từng thành viên trong doanh nghiệp để giúp tổ chức nâng cao chất lượng bằng việc tạo ra một đội ngũ nhân viên có năng lực làm việc.

3. Thực hiện các hoạt động phát triển

Thực hiện các hoạt động phát triển nhằm giúp nhân viên nâng cao kỹ năng và năng lực chuyên môn cần thiết để thực hiện công việc hiệu quả. Khả năng tự giải quyết vấn đề cũng được tăng lên nhờ vào các hoạt động cung cấp cho nhân viên về rèn luyện khả năng phân tích, tư duy logic.

Xác định các bước cụ thể để thực hiện quá trình hoạt động phát triển. Triển khai các hoạt động theo kế hoạch đã xác định ban đầu đảm bảo rằng nhân viên được hỗ trợ và tạo điều kiện tham gia vào các hoạt động phát triển.

Mô hình 70:20:20 là một trong những công cụ hỗ trợ tuyệt vời giúp bạn trong việc thực hiện đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ để bổ sung nguồn nhân lực cho kế hoạch.

4. Đánh giá kết quả phát triển

Đánh giá kết quả phát triển giúp quản lý đo lường tiến độ và thành tựu mà nhân viên đạt được trong quá trình phát triển. Qua đó, đánh giá được năng lực, điểm mạnh và những điểm cần cải thiện của từng cá nhân. 

Dựa vào cách thu thập thông tin liên quan đến kết quả phát triển của nhân viên hoặc nhờ vào cách xác định các tiêu chí và chỉ số để đánh giá kết quả phát triển . Dựa trên kết quả đánh giá nhà quản lý có thể cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ phù hợp để giúp các thành viên phát triển sự nghiệp. 

Mô hình CIPP là công cụ giúp bạn đánh giá đào tạo sau quá trình phát triển nhân viên gồm 4 giai đoạn: Đánh giá bối cảnh, đánh giá đầu vào, đánh giá quá trình, đánh giá kết quả.

5. Theo dõi và điều chỉnh

Việc theo dõi và điều chỉnh giúp nhà quản lý đảm bảo về sự phù hợp và linh hoạt về các nhu cầu và mục tiêu của tổ chức. Bên cạnh đó, theo dõi kế hoạch cho biết được những vấn đề và thách thức trong quá trình phát triển dựa vào đó công ty có thể thực hiện thay đổi và điều chỉnh quá trình phát triển và tối ưu một cách hiệu quả nhất.

Liên tục trao đổi trực tiếp với nhân viên để theo dõi quá trình phát triển, điều này giúp nhà quản lý hiểu rõ hơn về tình hình và điều chỉnh khi cần thiết. Theo dõi, cập nhật thường xuyên các thay đổi từ sự tiến bộ trong lĩnh vực liên quan để cung cấp các hoạt động cần thiết phát triển cho từng nhân viên. 

Tạo môi trường làm việc tích cực hỗ trợ, động viên nhân viên trong quá trình học tập. Cần đảm bảo về các kế hoạch phát triển đã được xác định rõ ràng, cụ thể. Tránh trường hợp không có mục tiêu rõ ràng nhân viên và nhà quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá.

Tạm kết 5 bước phát triển nhân viên dành cho nhà quản lý

Bài viết trên đây cung cấp 5 bước phát triển nhân viên dành cho nhà quản lý. Hy vọng qua bài viết, đã cung cấp cho bạn biết thêm nhiều bước để xây dựng, phát triển đội ngũ nhân viên của mình cũng như thêm thông tin để phục vụ cho công việc.
Follow Cafe & Learn để cập nhật thêm nhiều bài viết giúp quản lý trở nên bền vững bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *