Thuyết trình, một trong những kỹ năng mềm cần thiết để thành công. Tuy nhiên, một số người dường như sinh ra là để thuyết trình, trong khi số khác coi đó là cơn ác mộng tồi tệ của họ.
Không phải ai cũng tự tin để thuyết trình. những người mới thuyết trình chia sẻ cảm giác chung khi đối mặt với khán giả là run, mất tự tin, sợ bị nói sai, quên nội dung,… Không chỉ riêng các bạn trẻ mà rất nhiều người lớn tuổi cũng có chung cảm giác này. Để phần thuyết trình trở nền lôi cuốn thì những mẹo sau đây sẽ mang lại nhiều điều hữu ích, vì vậy các bạn đừng bỏ qua mà hãy đọc hết nhé.
Xem thêm: Kiểm soát cơn giận dữ
Nội dung bài viết:
TỰ TIN
Một trong những phương pháp hàng đầu để cải thiện kỹ năng thuyết trình đó là rèn luyện phong thái tự tin. Nếu tin tưởng vào những điều mình nói, khán giả cũng sẽ đặt sự tin tưởng vào bạn. Vì vậy, hãy có phong thái chững chạc, nở nụ cười và giao tiếp bằng mắt với khán giả để cho thấy bạn không hề sợ hãi và tự tin những gì mình nói. Các mẹo giúp bạn có thể tập luyện tạo được sự tự tin:
- Bạn có thể tập diễn và nói trước gương, lưu ý tập trung vào khả năng diễn đạt qua ngôn ngữ cơ thể là chính, hoặc có thể nói trước mặt bạn bè, người thân để mọi người góp ý cho những cái tốt và không tốt.
- Bạn hãy quay video bài diễn, tự xem lại và nhờ bạn bè nhận xét từ đó rút kinh nghiệm.
- Hãy cởi mở, chủ động làm quen với mọi người, tham gia các hoạt động tập thể rèn luyện khả năng phản xạ trước đám đông.
MỞ ĐẦU BÀI THUYẾT TRÌNH ẤN TƯỢNG
Lời mở đầu của một bài thuyết trình rất quan trọng bởi nó quyết định rằng những khán giả có tiếp tục theo dõi bạn nữa không. Thông thường khi bắt đầu vào buổi thuyết trình dù đơn giản hay trang trọng, người nghe vẫn chưa thực sự chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho bài nói của bạn. Một lời mở đầu ấn tượng giúp người nghe gạt bỏ mọi yếu tố gây nhiễu từ bên ngoài và cuốn vào bài thuyết trình của bạn.
Nếu bạn thu hút được khán giả ngay từ đầu, có khả năng rất cao họ sẽ dõi theo bạn cho đến hết bài thuyết trình. Mỗi phần thuyết trình bạn chỉ có từ 1 – 2 phút để thu hút và gây ấn tượng với khách hàng. Các mẹo giúp bạn có một lời mở đầu ấn tưởng: những câu hỏi bất ngờ mở màn bởi một câu chuyện hoặc một tình huống hài hước và sử dụng những con số thống kê
TRÌNH BÀY KHOA HỌC
Cách trình bày là một phần đóng góp cho sự thuyết trình thành công. Phần trình bày nên được chia thành các phần nhỏ: đặt vấn đề, nội dung chính và kết luận. Bạn không thể bắt đầu bằng cách giải thích và đưa ra hàng loạt các dẫn chứng, số liệu mà quên giới thiệu chủ đề khiến người nghe không hiểu được là bạn đang nói về vấn đề gì. Bạn cũng không thể trình bày rất nhiều mà thiếu đúc kết để chốt lại vấn đề.
Nếu trong một phần thuyết trình có nhiều nội dung cần đề cập, bạn nên chia nhỏ chúng và trình bày từng nội dung. Tránh tình trạng đang nói vấn đề này lại chuyển sang nội dung khác khiến bài thuyết trình lan man và gây rối rắm cho khán giả.
Bài thuyết trình phụ thuộc rất nhiều vào công sức của bạn chuẩn bị trước đó. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho bài thuyết trình trở thành một công việc mang tính chủ động.
Bạn cần xác định đối tượng mục tiêu mình hướng đến trong bài thuyết trình. Khi xác định mục tiêu cụ thể, nội dung bài thuyết trình của bạn sẽ luôn đi đúng hướng, không lan man, rời rạc, thiếu tính thuyết phục.
Bạn cũng cần rất nhiều thời gian và công sức để lên nội dung bài thuyết trình. Tuyệt đối đừng đợi cho đến khi bạn đứng trước khán giả rồi mới chịu nghĩ xem mình sẽ nói gì. Kiểu nói “ngẫu hứng” như vậy sẽ không giúp bạn có một phần thuyết trình hay được, trừ phi bạn là một thiên tài.
GIAO LƯU VỚI KHÁN GIẢ
Khi giao lưu với khán giả, bạn sẽ không bị bí từ ngữ và tránh phụ thuộc quá nhiều vào slide. Hãy đặt thật nhiều câu hỏi mở để khán giả cởi mở, thoải mái trò chuyện và cuối cùng bạn là người chốt lại vấn đề. Hãy để khán giả thấy bạn có vẻ dễ thương và gần gũi hơn. Thuyết trình không phải là một mình bạn nói, hãy đặt câu hỏi để cùng khán giả thảo luận và tìm ra câu trả lời. Khi khán giả được tương tác, họ sẽ hào hứng cuốn vào bài nói chuyện của bạn.
KẾT THÚC ẤN TƯỢNG
Bạn cần kết thúc bài Thuyết trình một cách ấn tượng và đưa ra một kết luận chắc chắn. Hãy đưa ra kết luận chắc chắn và tiếp tục gắn kết với khán giả trong khi nhấn mạnh những điểm quan trọng nhất trong bài thuyết trình.