Trí tuệ cảm xúc (EQ) là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà quản lý đạt tới thành công trên con đường phát triển sự nghiệp. Khi sở hữu EQ cao người quản lý có thể nâng cao khả năng lãnh đạo, dẫn dắt đội nhóm đạt hiệu quả cao trong công việc. Cùng tìm hiểu xem những lợi ích tích cực khi nhà quản lý sở hữu trí tuệ cảm xúc nhé!
Nội dung bài viết:
1. Quản lý nhân viên tốt hơn
Khi nhà quản lý có EQ cao sẽ biết cách tạo mối quan hệ tốt với nhân viên, thông qua đó có thể nắm bắt nhu cầu, mong muốn của nhân viên để hỗ trợ họ trong quá trình làm việc. Và có những kỹ năng giải quyết các vấn đề trong công việc một cách hiệu quả.
Ngược lại, khi không có trí tuệ cảm xúc nhà quản lý sẽ khó khăn trong việc quản lý nhân viên vì không thể biết được tâm lý, nguyện vọng của họ. Qua đó, còn làm cho mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới trở nên tệ hơn vì các thành viên sẽ cho rằng người quản lý không đủ năng lực để dẫn dắt họ trong tương lai.
2. Giao tiếp hiệu quả
Sở hữu cho mình một trí tuệ cảm xúc cao giúp người quản lý tự tin hơn trong khi giao tiếp cũng như việc truyền đạt thông tin, công việc một cách rõ ràng đến các thành viên trong nhóm.
Nếu việc giao tiếp không đạt hiệu quả sẽ gây ra tình trạng hiểu lầm giữa các thành viên và nhà quản lý. Vì nhân viên không biết được mục tiêu, cách thực hiện, yêu cầu của công việc ra sao. Mất nhiều thời gian khi phải giải thích và trao đổi liên tục một vấn đề quá nhiều lần làm chậm trễ tiến độ công việc.
3. Nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên
Nhà quản lý sở hữu trí tuệ cảm xúc có khả năng tạo ra môi trường làm việc tích cực để khuyến khích nhân viên phát triển. Không chỉ vậy họ còn biết cách động viên và tạo ra động lực giúp các cá nhân trong tập thể nâng cao tinh thần làm việc để đạt hiệu quả cao trong công việc.
Ngược lại, nếu quản lý có EQ thấp sẽ chỉ quan tâm đến kết quả công việc, liên tục thúc ép đội nhóm làm việc. Chính điều này khiến đội nhóm luôn trong tình trạng căng thẳng. Mối quan hệ giữa quản lý và nhân viên cũng dần trở nên xa cách.
4. Đưa ra quyết định đúng đắn
Trí tuệ cảm xúc còn giúp nhà quản lý có khả năng đưa ra quyết định đúng đắn bằng việc đánh giá tình huống, vấn đề và có sức ảnh hưởng đến quyết định của nhân viên.
Ngược lại, nếu người quản lý không có EQ cao các quyết định sai lầm sẽ gây các hậu quả không nhỏ tác động đến công việc của toàn đội nhóm. Mức độ hoàn thành công việc bị chậm trễ, tốn thời gian khi phải bắt đầu làm mọi thứ lại từ đầu,…
5. Giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong nhóm
Các vấn đề xung đột, mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm sẽ dễ dàng hóa giải nếu người quản lý của họ sở hữu cho mình một trí tuệ cảm xúc cao. Khi đó, EQ cao giúp nhà quản lý có khả năng đưa ra các cách xử lý tốt trong các cuộc tranh cãi của các cá nhân, đồng thời tạo ra sự hài hòa và hòa hợp gắn kết lại mối quan hệ của mọi người.
Nhà quản lý có thể tham khảo quy trình giải quyết vấn đề gồm 7 bước: Xác định vấn đề, truy tìm nguyên nhân, thiết lập mục tiêu cần giải quyết, tìm kiếm giải pháp, chọn giải pháp,…
Tạm kết 5 lợi ích khi nhà quản lý sở hữu trí tuệ cảm xúc
Bài viết trên đây đã chỉ ra những lợi ích khi nhà quản lý sở hữu trí tuệ cảm xúc cho riêng mình. Hy vọng qua bài viết, bạn đã biết thêm nhiều thông tin hữu ích để giúp bạn phát triển trong công việc.
Follow Cafe & Learn để cập nhật thêm nhiều bài viết giúp quản lý trở nên bền vững bạn nhé!