NĂNG LỰC QUẢN LÝ VÀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

động lực làm việc

Tạo động lực cho nhân viên là yếu tố quan trọng và cần thiết đối với lãnh đạo, doanh nghiệp để sở hữu một đội ngũ nhân sự chất lượng. Nghiên cứu của Ali và Ahmed đã cho thấy rằng những nhân viên có động lực cao thường làm việc hiệu quả, lâu dài và có nhiều giải pháp sáng tạo để giải quyết các vấn đề. Vì vậy, việc tạo động lực làm việc để giúp các nhân viên có thái độ tích cực đối với công việc là điều các nhà quản lý không thể bỏ qua.

Hiểu về động lực và gắn kết nhân viên

Hiểu rõ về động lực làm việc
Hiểu rõ về động lực làm việc

Theo nghiên cứu của Rainey, động lực lao động là một khái niệm rất khó có thể nắm bắt và định nghĩa một cách chính xác. Nhưng chung quy lại, động lực làm việc được nhìn nhận là nguồn năng lượng giúp nhân viên nỗ lực và tự nguyện hoàn thành công việc, nhằm đạt mục tiêu của cá nhân cũng như đem lại thành công cho tổ chức. Tạo động lực cho nhân viên là việc tác động đến từng cá nhân trong doanh nghiệp và cần phải thực hiện song hành với sự gắn kết nhân viên.

Sự gắn kết được thể hiện ở sự tận tâm và cố gắng cống hiến hết mình của nhân viên vào sự thành công của doanh nghiệp. Mức độ gắn kết càng cao thì nỗ lực đóng góp và làm việc cho tổ chức càng nhiều. Những nhân viên gắn kết sẽ cảm thấy hài lòng về cả mặt thể chất, cảm xúc và nhận thức. Nhiệm vụ xây dựng sự gắn kết giữa nhân viên và doanh nghiệp cần cả một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực của cả ban lãnh đạo và nhân viên, nhằm mang lại sự ổn định nhân sự và phát triển lâu dài cho công ty.

Không có động lực – Những mất mát lớn cho doanh nghiệp

Nhân viên góp phần không nhỏ trong sự thành công của doanh nghiệp
Nhân viên góp phần không nhỏ trong sự thành công của doanh nghiệp

Nhân viên là người tham gia trực tiếp vào các hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, họ đóng góp một phần không nhỏ trong sự thành công và truyền tải các giá trị của doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo thực hiện tốt việc tạo động lực làm việc sẽ không những giúp nhân viên tăng năng suất mà còn tác động lên doanh thu và mức độ hài lòng của khách hàng.

Tuy nhiên, nếu không thực hiện được nhiệm vụ đầy thách thức này, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu những hậu quả khó lường như:

  • Năng suất thấp và biểu hiện kém: Khi không còn động lực, nhân viên sẽ trong tình trạng làm việc cho có hoặc đối phó. Việc này sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án và hiệu suất làm việc của cả đội nhóm làm việc
  • Tỷ lệ vắng mặt và nghỉ việc tăng: Đây là yếu tố quan trọng trong các phòng ban. Khi nhân viên thiếu hứng thú với công việc, họ không còn muốn hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra. Đồng thời, tâm trạng chán nản khiến họ mất đi định hướng và dễ dàng muốn từ bỏ công việc của mình.
  • Mất đi sự gắn kết: Làm việc thiếu tập trung, tâm trạng chán nản khiến nhân viên không còn muốn làm việc, và giảm đi mong muốn được gắn kết với doanh nghiệp. Ngoài ra, những mâu thuẫn và tranh chấp nội bộ cũng dễ dàng xuất hiện khi nhân viên không còn muốn ràng buộc với lợi ích chung của doanh nghiệp.

Tất cả những hậu quả trên đều dẫn đến sự mất mát lớn nhất cho doanh nghiệp, lợi nhuận suy giảm và ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ hoặc sản phẩm.

Năng lực lãnh đạo thể hiện ở việc tạo động lực

Vai trò của người lãnh đạo rất quan trọng
Vai trò của người lãnh đạo rất quan trọng

Trước tình trạng trì trệ của nhân viên, nhà lãnh đạo cần có những hành động thiết thực nhằm nâng cao tinh thần và hiệu suất làm việc cho đội nhóm. Các doanh nghiệp vẫn luôn tìm cách để tạo động lực cho nhân viên bởi họ biết rằng nguồn năng lượng này không thể duy trì mãi và dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố. Người quản lý cần hiểu rằng sở hữu đội ngũ nhân viên chất lượng chính là lợi thế cạnh tranh lâu dài, là nguồn lực tạo ra những thế mạnh về công nghệ, sản phẩm vượt trội và giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp. 

Xây dựng một đội ngũ nhân sự mạnh mẽ và tràn đầy nhiệt huyết không phải là điều dễ dàng đối với các doanh nghiệp. Quá trình tạo động lực có thể không tạo ra kết quả tức thời và đòi hỏi nhiều chi phí, nhưng nếu làm tốt công tác này sẽ không chỉ tác động lên năng suất, doanh thu mà còn nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng. Vì vậy, với vai trò là người quản lý, việc có 8 phương pháp tạo động lực hiệu quả cho nhân viên là điều vô cùng quan trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *