Việc xác định vai trò, sứ mệnh của nhà lãnh đạo giúp bạn hiểu được vị thế của bản thân trong quá trình phát triển trở thành một nhà lãnh đạo. 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell được xem là thước đo đánh giá sự thành công của người lãnh đạo. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết:
1. Cấp 1 – Ảnh hưởng bởi chức vị
Cấp độ đầu tiên trong 5 cấp độ lãnh đạo là chức vị, cũng là cấp độ thấp nhất trong các cấp độ lãnh đạo. Ở cấp độ này nhà lãnh đạo sẽ dùng quyền hành của mình để chèn ép cấp dưới buộc họ phải làm theo.
Nhưng khi ở cấp độ này càng lâu, sự tín nhiệm của nhân viên đối với người quản lý sẽ bị giảm xuống theo thời gian. Vì nhà quản lý chỉ dùng quyền hành của mình để ra lệnh, điều khiển họ. Chắc chắn hình ảnh mà bạn đang xây dựng không bao giờ tốt đẹp trong mắt cấp dưới của mình.
Để đạt cấp độ ảnh hưởng cao hơn bạn nên lắng nghe, thấu hiểu nhân viên của mình. Tránh hạn chế dùng quyền để ra lệnh cho cấp dưới bắt buộc họ phải làm theo ý bản thân bạn.
2. Cấp 2 – Ảnh hưởng bởi mối quan hệ
Tại cấp độ 2 bạn cần phải xây dựng mối quan hệ. Khi nhà lãnh đạo đã tạo được niềm tin với nhân viên, mọi người mới thấy được bản thân được sự tôn trọng và bắt đầu nghe theo bạn. Cả nhà quản lý và nhân viên đã bắt đầu “chấp nhận” nhau.
Khi mọi người nhận được sự vui vẻ, thân thiện và tin cậy, họ làm việc hăng say, góp phần tạo nên sự thành công, phát triển cho doanh nghiệp. Môi trường làm việc cũng được thay đổi, thái độ làm việc của họ cũng trở nên tích cực hơn.
Ở cấp độ 2 việc bạn cần làm là tạo mối quan hệ, sự tin cậy của mọi người. Để có đạt cấp độ tiếp theo bạn nên tập trung vào những đóng góp bản thân có thể làm trong việc phát triển doanh nghiệp.
3. Cấp độ 3 – Ảnh hưởng bởi thành tích cá nhân
Ở cấp độ 3 trong 5 cấp độ lãnh đạo, kết quả cuối cùng là yếu tố đánh giá tố chất, năng lực của người lãnh đạo. Qua đó, nhân viên bày tỏ sự khâm phục, tôn trọng và sẵn sàng nghe theo bạn.
Cấp độ này xuất hiện sau khi bạn đã tạo mối quan hệ ở cấp độ 2. Vì chỉ khi mọi người có cùng tiếng nói, nhận được sự tin tưởng của nhau thì việc làm cùng nhau mới phát huy tối đa để tạo ra sản phẩm tốt nhất.
Ở giai đoạn này nhà lãnh đạo tập trung chủ yếu về tạo ra thành quả trong công việc. Để có thể đạt cấp độ tiếp theo nhà lãnh đạo cần phải đầu tư vào việc phát triển nhân lực. Vì con người là yếu tố cốt lõi dẫn tới thành công.
4. Cấp độ 4 – Phát triển nguồn nhân lực
Trong 5 cấp độ lãnh đạo thì việc phát triển con người đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có thời gian, công sức và tiền bạc. Mục đích của việc này là tạo ra nhiều nhà lãnh đạo bằng cách đầu tư vào nhân viên, giúp họ phát triển. Qua đó công ty, doanh nghiệp cũng ngày càng đi lên .
Việc phát triển con người không chỉ mang lại giá trị tốt đẹp cho công ty mà nhân viên cũng bày tỏ sự tôn trọng người mang đến cho mình cơ hội đó. Bạn có thể tham khảo cách để tạo ra đội ngũ kế thừa tại khóa Train The Trainer 3+.
Để có thể đạt cấp độ 4, việc bạn cần làm là tạo ra những thành tích và lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, đào tạo một đội ngũ nhân viên xuất sắc, thành công nhất.
5. Cấp độ 5 – Đỉnh cao của lãnh đạo
Ở cấp độ này đòi hỏi nhà lãnh đạo không chỉ riêng về kỹ năng mà còn có một chút yếu tố về bẩm sinh. Lãnh đạo ở cấp độ 5 là những người có tầm ảnh hưởng lớn, vượt xa phạm vi công ty họ biết tận dụng điểm mạnh của mình, đồng thời hạn chế những sai sót không đáng có.
Việc bạn nên làm khi đã đạt đến cột mốc cao nhất trong các cấp độ lãnh đạo là tiếp tục phát triển, đào tạo các nhà lãnh đạo tiềm năng, đối mặt với nhiều thách thức lớn và mở rộng tầm ảnh hưởng để tạo sự khác biệt tích cực.
Lãnh đạo ở cấp độ 5 là người có khả năng nâng cao, phát triển tổ chức ngày càng đi lên. Họ có thể mang lại thành công cho bản thân dù là gặp bất cứ khó khăn nào hay bất cứ đâu đi nữa.
Tạm kết về 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell
Bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn nội dung về 5 cấp độ lãnh đạo theo John Maxwell. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc xác định và nâng tầm giá trị của bản thân trong doanh nghiệp.
Follow Cafe & Learn để cập nhật các bài viết mới nhất nhé.