5 cách để xây dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với nhân viên

Để một doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, đòi hỏi sự đồng lòng, hợp tác của tất cả mọi người. Là một nhà quản lý bạn nên tạo nhiều điều kiện và cho cấp dưới của mình được làm việc trong một môi trường tốt, có nhiều cơ hội để học hỏi kinh nghiệm. Từ đó, sự tôn trọng và niềm tin của nhân viên đối với nhà quản lý càng phát triển hơn.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 05 tips xây dựng niềm tin, chữ tín với nhân viên của mình.

1. Tạo điều kiện phát triển cho nhân viên

Việc bạn cần làm là tạo điều kiện phát triển môi trường làm việc cho nhân viên của mình. Tạo động lực, củng cố tinh thần, luôn sẵn sàng giúp đỡ khi họ cần.  

Khi làm việc trong một môi trường đáp ứng đủ yêu cầu của mình, nhân viên mới có động lực phát huy tối đa khả năng làm việc. Từ đó, sự gắn kết và niềm tin của cấp dưới đối với cấp trên ngày càng hoàn thiện, trở nên tốt đẹp hơn.

Huấn luyện nhân viên cũng là một cách tạo điều kiện phát triển cho nhân viên. Bạn có thể huấn luyện theo các bước: Verify Situation – Xác định năng lực và động lực hiện tại của nhân viên, Methods – Chọn ra phương pháp huấn luyện nhân viên, Planning a Coaching – Lên kế hoạch huấn luyện nhân viên hiệu quả, Coaching – Thực hiện huấn luyện nhân viên. 

2. Chia sẻ, trao đổi trực tiếp với nhân viên

Lịch công việc dày đặc khiến bạn không có thời gian gặp gỡ trực tiếp để chia sẻ, trao đổi với nhân viên thường xuyên. Tuy nhiên, bạn có thể quản lý họ từ xa qua Facebook, Zalo,… 

Hãy cố gắng dành một ngày hoặc một buổi để lắng nghe những mong muốn, khó khăn của họ. Chia sẻ, trao đổi với nhân viên để hiểu hơn vấn đề họ gặp phải để kịp thời hỗ trợ. Khi được chia sẻ với cấp trên họ sẽ cảm thấy bản thân được tôn trọng, cảm nhận được sự quan tâm từ nhà quản lý của mình.

Nhà quản lý có thể tham khảo công thức STRING để tương tác trực tiếp với nhân viên hiệu quả hơn. STRING bao gồm: Nói chuyện 1:1 và đưa ra phản hồi hiệu quả, lắng nghe quan điểm của nhân viên, đặt ra mục tiêu và giám sát, ghi nhận và khen thưởng.

3. Xây dựng kế hoạch định hướng cho nhân viên

Xây dựng kế hoạch định hướng cho nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển trong tương lai. Là một nhà quản lý việc của bạn là vạch ra cho cấp dưới của mình một lộ trình, kế hoạch rõ ràng trong tương lai.

Khi được làm việc với bản kế hoạch được lên chi tiết rõ ràng nhân viên cảm thấy có động lực làm việc, tự tin phát huy khả năng của mình. Vì cấp trên đã giúp họ biết được cần phải làm những gì, vai trò, giá trị của mình trong công ty, cho họ sự tôn trọng. Mối liên kết, niềm tin giữa nhân viên và nhà quản lý cũng từ đó mà phát triển hơn.

Để nhân viên có thể tự mình lập bản kế hoạch cho riêng mình, nhà quản lý có thể hướng dẫn cho họ thiết lập mục tiêu theo SMART, ghi chú công việc cần làm trong ngày trong to do list, kiểm soát và theo dõi mức độ hoàn thành của công công việc theo sơ đồ Gantt

4. Quản trị bản thân mình trước khi đào tạo nhân viên 

Quản trị bản thân được hiểu là khả năng điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ và hành động hiệu quả. Để lời nói mình có giá trị, trước hết nhà quản lý phải là người đứng ra thực hiện cho nhân viên noi theo. Hãy cho cấp dưới thấy được năng lực của một nhà quản lý, bạn luôn chủ động sẵn sàng thực hiện mọi việc. Thay vì chỉ ngồi chỉ đạo, ra lệnh cho nhân viên của mình.

Quản trị bản thân tốt sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý nhân viên. Ngoài việc bạn giỏi trong việc lãnh đạo thì bạn cũng cần phải biết quản lý cảm xúc, các mối quan hệ, công việc và đội nhóm. Nhân viên coi bạn là một tấm gương làm động lực giúp họ ngày càng đi lên trong công việc, cuộc sống.

Tham khảo cách quản trị bản thân giúp nhà quản lý, nhân viên thành công: Quản lý cảm xúc bản thân, quản lý thời gian, quản trị lời nói, quản trị suy nghĩ tiêu cực, quản lý năng lượng.

5. Thừa nhận lỗi lầm

Yếu tố đầu tiên để xây dựng lòng tin với nhân viên chính là người quản lý phải tỏ ra minh bạch và rõ ràng. Tạo cho nhân viên sự tin tưởng với người sếp của mình, tránh việc che giấu sự thật dẫn tới việc tệ hơn khi tất cả mọi thứ được sáng tỏ. 

Khi phạm phải sai lầm không đáng có thay vì trốn tránh người quản lý nên giải thích minh bạch, rõ ràng với cấp dưới tránh việc hiểu lầm. Chỉ như vậy, bạn mới được mọi người kính trọng.

Những cách giúp bạn thừa nhận bạn đã sai: Thừa nhận sai lầm với bản thân, xin lỗi và thẳng thắn, thể hiện cho người khác thấy bạn sẽ làm tốt hơn, không bào chừa, tránh lặp lại sai lầm đó…

Tạm kết 5 cách để xây dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với nhân viên

Bài viết trên đây cung cấp 5 cách để xây dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với nhân viên. Hy vọng qua bài viết, bạn đã biết thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc tạo dựng và phát triển niềm tin đối với nhân viên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *