Các thành viên trong nhóm ngày càng mất sự tin tưởng lẫn nhau? Hiệu suất công việc bị trì trệ và giảm rõ rệt? Không còn động lực để sáng tạo trong công việc? Đó có phải vấn đề bạn đang gặp phải khi xung đột trong nhóm diễn ra. Đừng quá lo lắng, bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết xung đột trong đội nhóm gồm 5 bước hiệu quả.
Nội dung bài viết:
1. Đánh giá tình hình
Điều này giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ, tình hình của vấn đề trước khi bước vào giải quyết. Xác định những mâu thuẫn, các yếu tố gây ra là cách đầu tiên để giải quyết chúng.
Thu thập thông tin từ những người có liên quan có thể đặt các câu hỏi như: ai liên quan, tại sao, tác động nào đang xảy ra,… Hoặc tạo cơ hội cho các thành viên trong nhóm được lắng nghe và chia sẻ quan điểm của bản thân về xung đột cho người khác biết để hiểu rõ hơn.
5W1H là một mô hình giúp nhà quản lý thu thập thông tin qua việc đặt câu hỏi về “Ai liên quan, Gì, Khi nào, Ở đâu, Tại sao và Làm thế nào”. Là một cách đơn giản và hiệu quả để tìm hiểu các khía cạnh quan trọng.
2. Tạo không gian an toàn
Tạo một không gian an toàn để giúp các thành viên có thể thoải mái chia sẻ và thể hiện quan điểm của mỗi người. Đảm bảo rằng những ý kiến của mọi người được giữ kín không được truyền ra ngoài điều này giúp mọi người cảm thấy tự do để thảo luận và chia sẻ.
Khuyến khích sự tham gia tích cực và tạo điều kiện để mọi người cảm thấy thoải mái để nói lên ý kiến của mình. Trong quá trình chia sẻ những quan điểm của bản thân nhà quản lý cũng nên đặt ra mục tiêu xử lý các xung đột, tìm các giải pháp hòa giải và hướng đến mục tiêu chung của cả nhóm.
3. Thúc đẩy giao tiếp hiệu quả
Giao tiếp hiệu quả giúp mọi người hiểu rõ hơn về ý kiến của nhau. Các thông tin, quan điểm được thể hiện rõ ràng và lắng nghe một cách chân thành thì vấn đề mới được giải quyết tốt hơn.
Sử dụng các phương pháp như thảo luận nhóm, hoạt động nhóm để khuyến khích nhân viên tham gia. Phương pháp này giúp thúc đẩy sự tương tác, giao tiếp giữa các thành viên với nhau. Lắng nghe ý kiến của từng thành viên và đặt câu hỏi mở để mọi người tăng thêm sự thảo luận.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả với 4 học phần đơn giản gồm: Khái niệm và những rào cản trong giao tiếp, giao tiếp hiệu quả, thấu hiểu đối tượng giao tiếp, kiểm soát cảm xúc.
4. Tìm giải pháp xung đột
Qua việc tìm giải pháp xung đột, mọi người có cơ hội hiểu rõ hơn về nhau, quan điểm, và môi trường làm việc. Điều này tạo ra sự thấu hiểu và giúp xây dựng một tinh thần đồng đội mạnh mẽ.
Phân tích vấn đề trước khi đi tìm giải pháp gồm nghe các ý kiến các bên liên quan, xác định nguyên nhân gây ra và tìm hiểu sâu hơn về vấn đề. Mở ra cuộc họp để mọi người tìm cách hòa giải hợp lý để không ảnh hưởng đến mục tiêu chung của nhóm.
Brainstorming là một phương pháp dùng để mọi người thảo luận nhóm để tìm các phương pháp giúp tối ưu hóa vấn đề của của đội. Bên cạnh đó, còn thúc đẩy tinh thần hợp tác, phối hợp để đưa ra những ý tưởng đột phá giúp giải quyết vấn đề hiệu quả.
5. Xây dựng sự đồng lòng và cam kết
Khi mọi người đồng lòng với nhau, họ sẽ có thêm động lực làm việc cùng nhau để đạt tới mục tiêu chung của tập thể. Qua đó, các thành viên cam kết với nhau tạo ra môi trường làm việc tích cực và năng động.
Để đảm bảo được lòng tin của mọi người với nhau bạn nên vạch ra rõ kế hoạch và mục tiêu của đội nhóm cho mọi người được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào nó. Và tôn trọng ý kiến đóng góp của mọi người điều đó giúp tất cả thành viên cảm thấy được giá trị của mình trong công ty.
Luôn theo dõi và phản hồi thường xuyên để đưa ra các hỗ trợ cần thiết để mọi người vẫn cam kết cùng nhau làm việc. Tạo nhiều cơ hội, thách thức cho các thành viên phát triển năng lực của bản thân.
Tạm kết 5 bước giải quyết xung đột
Bài viết trên đây cung cấp 5 bước giải quyết xung đột cho nhà quản lý. Hy vọng qua bài viết, đã cung cấp cho bạn biết thêm nhiều bước giải quyết xung đột trong đội nhóm cũng như thêm thông tin để phục vụ cho công việc.
Follow Cafe & Learn để cập nhật thêm nhiều bài viết giúp quản lý trở nên bền vững bạn nhé!